Hiện trạng truyền hình Truyền_hình_tại_Việt_Nam

Kỹ thuật

Hiện nay, các đài truyền hình trên cả nước đã áp dụng hệ thống phát sóng tự động (server), hệ thống phát hình số.... để phù hợp với việc các chương trình ngày càng nhiều, sản xuất nhiều hơn. Về thiết bị phát sóng, quay hình, các đài truyền hình đã đầu tư và đổi mới, nâng cấp các thiết bị quay phim, phát sóng, thậm chí đầu tư về nhân lực... phù hợp với mọi loại hình tác nghiệp và điều kiện sản xuất hiện nay. Ngoài ra, các đài truyền hình còn trang bị xe màu (truyền hình lưu động) [160] hiện đại để phục vụ cho việc tác nghiệp, truyền hình trực tiếp các sự kiện quy mô địa phương / cả nước. [161]

Chất lượng hình ảnh

Hầu hết các kênh truyền hình địa phương trên cả nước hiện tại đã phát sóng với tỉ lệ khung hình 16:9, chất lượng hình ảnh đạt mức cao nhất là 576i (720p), trong đó hơn 80% đã phát sóng HD, chất lượng hình ảnh đạt 1080i50 (với DVB-T2 và các hạ tầng khác), với các đơn vị OTT, IPTV còn áp dụng thêm HEVC. [162]

Độ phủ sóng

Hiện nay, với hầu hết các đài truyền hình từ địa phương đến trung ương, khán giả có thể tiếp cận một cách dễ dàng, không chỉ qua sóng DVB-T2, qua truyền hình cáp, kỹ thuật số, vệ tinh (miễn phí, trả phí)... mà còn qua các nền tảng số như OTT, IPTV... Để tăng thêm độ phủ sóng ,các đài truyền hình còn hợp tác với các đơn vị quản lý OTT, các đơn vị truyền hình cáp, đơn vị cung cấp truyền hình... thậm chí là tạo ứng dụng riêng để đưa kênh của mình và các chương trình phát sóng, phục vụ khán giả trong & ngoài nước.

Chất lượng chương trình truyền hình

Hiện nay, chất lượng chương trình truyền hình của các đài truyền hình lớn có sự khác biệt rõ rệt so với các đài địa phương. Các đài truyền hình lớn có nhiều điều kiện thuận lợi để đầu tư nâng cao, chất lượng nội dung các chương trình, thu hút các đơn vị xã hội hóa sản xuất chương trình, mua bản quyền, hợp tác phát sóng, khai thác quảng cáo... Tuy nhiên, vì phụ thuộc khá nhiều vào "xã hội hóa" nên các đài truyền hình lớn thường gặp khó khi kiểm duyệt, quản lý format, sản xuất của các đơn vị xã hội hóa trên, do đó trên truyền hình đã xuất hiện một số chương trình có format tương tự nhau, hay nội dung không phù hợp với khán giả. Các trò chơi truyền hình, chương trình truyền hình thực tế thường là những chương trình bị khán giả phản ứng nhiều nhất.[163]

Còn với các đài địa phuơng, nhìn chung các chương trình gần như ít quan tâm hơn hẳn. Một số đài địa phương, do khó khăn về kinh phí và đầu tư, chỉ có thể sản xuất chương trình với dàn dựng khá đơn giản (điển hình là các đài ở khu vực Tây Bắc, Bắc Trung Bộ & Tây Nguyên), một số đài khác đã có dấu hiệu xuống sức về nội dung sau một thời gian đỉnh cao như Hà Nội, Hải Phòng, Khánh Hòa, Đà Nẵng... Tuy nhiên, không ít đài cũng đã đầu tư về chất lượng, nội dung các chương trình, đồng bộ chất lượng về hình ảnh, nội dung, như Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, thậm chí còn trở thành những đối thủ cạnh tranh với các nhà đài lớn. Các chương trình giải trí, phim truyện được các đài địa phương mua lại từ các đơn vị hợp tác xã hội hóa, hợp tác phát sóng với các đài truyền hình lớn như VTV, HTV, THVL...

Hiện tại, trong định hướng của hầu hết đài truyền hình đều đặt mục tiêu nâng cao chất lượng các chương trình phát sóng trên truyền hình.[164]

Tự chủ tài chính

Tại các đài truyền hình lớn, năm 1994, HTV trở thành đơn vị đầu tiên trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình thực hiện tự chủ về tài chính và dần tiến tới xóa bỏ hoàn toàn chế độ bao cấp. Từ năm 2008 đến nay, VTV cũng thực hiện cơ chế quản lý tài chính, lao động, tiền lương như doanh nghiệp nhà nước.[165]

Không như các đài lớn, hầu hết các đài truyền hình địa phương vẫn phải phụ thuộc vào ngân sách nhà nước và thụ hưởng kinh phí là chính, trừ một số đài đã thực hiện từ lâu như Vĩnh Long năm 2001.[166] Từ đầu năm 2021, các đài phát thanh - truyền hình đều phấn đấu tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên.

Sản xuất chương trình truyền hình

Xã hội hóa

Hiện nay, để tận dụng nguồn thu quảng cáo, các đài truyền hình thường liên kết với các công ty truyền thông, đơn vị, tập thể để sản xuất chương trình, thông qua việc trao đổi mua bán quảng cáo, chi phí trường quay,... Sau khi chương trình phát sóng kết thúc, doanh thu quảng cáo sẽ được chia theo tỷ lệ thỏa thuận giữa đài truyền hình và đối tác sản xuất để trả chi phí bản quyền, sản xuất,... Không chỉ dừng lại ở sản xuất chương trình, nhiều đơn vị còn mua giờ phát sóng của một vài kênh để khai thác, thậm chí thuê cả kênh phát sóng. Phương thức phổ biến nhất hiện nay là đơn vị kinh doanh nộp cho đài truyền hình một khoản tương đương một năm khai thác (do hai bên thỏa thuận), phần nội dung đơn vị tự lên kế hoạch, khung chương trình, sau đó giao cho đài duyệt trước khi lên sóng.[167]

Việc xã hội hóa truyền hình như vậy đã giúp tạo ra những chương trình có chất lượng tốt, để lại ấn tượng sâu đậm với khán giả xem truyền hình. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này còn có nhiều ý kiến trái chiều. Nổi bất nhất là việc một số chương trình, nội dung không phù hợp, phản cảm, hay thường xuyên mời người nổi tiếng tham gia chương trình nhằm kiếm rating và quảng cáo đã tạo nên phản ứng ngược cho người xem[168][169].

Mua bản quyền

Trước đây, các đài truyền hình phía Bắc nói riêng và trên cả nước nói chung đều gây ấn tượng với khán giả thông qua những bộ phim châu Á. Để có được điều này, các đài truyền hình thường ký kết với các công ty cung cấp bản quyền, thậm chí một vài đài còn thu sóng từ nước ngoài về, biên dịch, thuyết minh và phát sóng (lúc này vấn dề bản quyền chưa được chú trọng). Đối với các chương trình giải trí từ nước ngoài, các công ty sản xuất sẽ mua lại từ các quốc giac khác, sau đó cùng với đài truyền hình tiến hành sản xuất; còn ở các đài địa phương thường có tiết mục "Giải trí nước ngoài" với việc thu sóng, khai thác chương trình từ các kênh truyền hình nước ngoài để phát sóng.

Hiện nay, do việc siết chặt bản quyền ngày một được tăng cường, tình trạng thu lậu từ các kênh truyền hình đã giảm dần, do đó các đài địa phương hiện nay đa số phát lại phim truyện từ các kênh truyền hình lớn, ký kết hợp tác phát lại, hay khai thác phim mới. Còn với các chương trình tổng hợp, chuyên đề, giải trí của các đài lớn, những đài này ký hợp đồng với các công ty sản xuất các chương trình đó và phát sóng.

Tự chủ sản xuất

Hầu hết các đài truyền hình hiện nay đều thực hiện tương đối tốt việc tự chủ sản xuất, tuy nhiên lại không được nhiều người quan tâm. Để nâng cao chất lượng nội dung, kỹ thuật, các đài truyền hình đã đầu tư nhiều trang bị kỹ thuật, như xe màu, máy quay phim, đầu tư trường quay, nhân lực... Sau khi hoàn thành số hóa truyền hình năm 2020, các đài truyền hình hiện nay chỉ còn tập trung vào việc sản xuất, phát sóng chương trình. [170]

Cạnh tranh với các nền tảng trực tuyến

Hiện nay, với sự phát triển của mạng internet cũng như các mạng xã hội như YouTube, TikTok, Facebook... hay các dịch vụ xuyên biên giới (Galaxy Play, Netflix...), truyền hình Việt Nam phải cạnh tranh với các nền tảng trực tuyến. Nhiều đài truyền hình dần chuyển dịch sang nền tảng số, từ việc xây dựng ứng dụng xem trực tuyến, đầu tư kho video, đăng tải chương trình trực tuyến, đến đưa tin nhanh, sản xuất nội dung... để thu hút và tiếp cận nhiều hơn với mọi đối tượng khán giả, nhất là với các khán giả thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh.

Bản quyền và xâm phạm bản quyền

Trước đây, khi vấn đề bản quyền chưa được chú trọng tại Việt Nam, các chương trình truyền hình, kể cả thể thao, đều do các đài truyền hình khai thác qua vệ tinh và tự biên dịch, hoặc được miễn phí bản quyền.[146] Từ giữa những năm 1990, các chương trình mua bản quyền xuất hiện trên sóng chủ yếu thông qua sự giúp đỡ của các nhà tài trợ, các đơn vị truyền thông.[171][172] Kể từ đây, tình trạng xâm phạm bản quyền bắt đầu diễn ra và nhanh chóng trở thành vấn đề gây đau đầu với các đài truyền hình lớn, với đủ mọi thể loại, hình thức như livestream, truyền dẫn trái phép tín hiệu... Vì lý do này mà VTV đã để mất bản quyền các cuộc thi Hoa hậu[173][174], VTVCab bị tước bản quyền UEFA Champions League 2 năm liên tục, K+ cũng bị thiệt hại kinh tế vì bị vi phạm bản quyền Ngoại hạng Anh...[175] [176] [177] [178] [179]Do vậy, việc siết chặt trong vấn đề bản quyền chương trình truyền hình là vấn đề tất yếu, nhằm đẩy lùi tình trạng vi phạm bản quyền. [180] [181] [182] [183] [184] [185][186]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Truyền_hình_tại_Việt_Nam http://www5a.biglobe.ne.jp/~mitu/hcm.html http://home.earthlink.net/~bfwillia/television.htm... http://www.sbtn.net/default.aspx?LangID=38&tabId=1... http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=6853&r... http://bacninhtv.vn/tin-tuc-n3142/xa-hoi-hoa-san-x... http://baobinhduong.vn/gap-nguo-i-co-nhieu-y-tuo-n... http://m.baobinhduong.vn/xay-dung-btv-thanh-don-vi... http://baolamdong.vn/xahoi/202010/dau-tu-gan-40-ty... http://caobangtv.vn/tin-tuc-n32501/dai-ptth-cao-ba... http://vpcp.chinhphu.vn/Home/Khong-duoc-lien-ket-s...